Ở trên Thế giới, nhất là ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật… cộng đồng phát triển web doanh nghiệp và cá nhân chia làm 2 trường phái, 1 là thiết kế web độc quyền, handmade cho các ứng dụng riêng và hoặc cho các chiến dịch, mục đích chuyên biệt và độc quyền. Chi phí những hệ thống hay sản phẩm này vô cùng đắt. Trường phái thứ 2 là cùng nhau phát triển một nền tảng mã nguồn mở cao cấp để miễn phí cho tất cả doanh nghiệp, cá nhân muốn sử dụng. Sau đó phát triển các ứng dụng kết hợp như Giao diện, các ứng dụng mở rộng… để bán đại trà cho hàng triệu users đang sử dụng nhân của bộ mã nguồn đó. Ta có thể thấy ngay tên tuổi của WordPress, Joomla, Drupal, Phpbb, Smf, Oscommerce, Magento , …
Thật ra nhiều ứng dụng web do các công ty nhỏ hay cá nhân phát triển lại không thể so sánh được với các bộ mã nguồn mở này vì các bộ ứng dụng mã nguồn mở tuy miễn phí nhưng lại được phát triển bởi hàng ngàn các developer cao cấp. Ta có thể ví dụ Linux với 1 hệ điều hành mà do một cá nhân của Việt nam tự viết vậy ! Vì vậy nếu với 1 ứng dụng riêng biệt hay bộ mặt của Doanh nghiệp thì ta không thể dùng web giá rẻ mã nguồn mở. Nhưng với các trang dịch vụ vệ tinh thì mã nguồn mở tốt hơn hẳn làm website độc quyền. Rất nhiều doanh nghiệp làm cả 2 loại web : Web cao cấp cho các chương trình sang trọng hay web công ty, còn dùng web giá rẻ mã nguồn mở cho các web vệ tinh hay web dịch vụ, sản phẩm của họ. Tóm lại web giá rẻ kém web cao cấp ở vấn đề giao diện sang trọng và tùy biến còn web giá rẻ lại vượt trội hơn web cao cấp ở các công nghệ mới và tính khả mở cực lớn.
Đối với tốc độ thì web giá rẻ triển khai cực nhanh và đáp ứng được các Hệ thống site cần phát triển hàng trăm web 1 năm.
Nhược điểm hạn chế của mã nguồn mở chỉ ở 3 điểm và thứ nhất là tùy biến chức năng và giao diện theo kiểu handmade tương đối khó hơn (Nhất là các yêu cầu flash cao cấp hay 3D) nên hay sử dụng các giao diện có sẵn dẫn tới tình trạng giống như bạn đi mua quần áo may sẵn, tuy bền đẹp đấy nhưng chắc chắn vẫn là hàng may sẵn, và rất khó có hàng may sẵn có chất lượng hay kiểu dáng độc và sang trọng được . Thứ hai là vấn đề bảo mật ! Do mã nguồn mở được hàng triệu người sử dụng nên chắc chắn là mục tiêu tấn công để tìm lỗ hổng của hàng ngàn attacker trên Thế giới và đương nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm thì việc cập nhật các bản vá là không hề đơn giản. Thứ 3 là vấn đề cồng kềnh của ứng dụng, rất nhiều webmaster nản khi động vào bộ quản trị của Joomla hay một CMS bé xíu như WP nhưng cũng có đến 10MB code và chưa kể hàng tá Themes, Plugin cài thêm để nó có thể chạy một vài ứng dụng cơ bản.
Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt nam dị ứng với web giá rẻ?
Thật ra cái câu nói “Của rẻ là của ôi” phần nào đúng , web giá rẻ bị chất lượng kém là do các nguyên nhân sau :
Ta thấy những quảng cáo nhan nhản web giá rẻ chỉ 500 ngàn hay một vài triệu đồng? Đó là các chào giá của các doanh nghiệp non trẻ hay các nhóm cá nhân do thiếu khách hàng nên giảm giá bằng mọi cách, web giá rẻ dù rẻ mấy cũng không thể chỉ một vài triệu cho cả trang web. Ta hãy tự hỏi rằng khi đi ăn cơm trưa văn phòng máy lạnh, có bao giờ bạn thắc mắc là chỉ 1 tô cơm + rau + 2 miếng thịt + vài quả cà, 1 bát canh + 1 con tôm giá những 25.000 VND? trong khi bạn ăn đĩa cơm đó ở vỉa hè chỉ hết 10.000? Web giá rẻ cũng như đĩa cơm bình dân đó! Ít nhất nó cũng phải đủ để công ty thiết kế web đủ chi phí hoạt động và có lãi để phục vụ bạn ở mức cơ bản , nếu một web giá rẻ quá rẻ thì nó không đảm bảo chất lượng vậy. Những nhóm cá nhân và doanh nghiệp đó sẽ hoạt động theo hình thức một lần với khách, tức là làm xong và khách ra đi không bao giờ ngoảnh lại! và cũng chính tại người Việt nam ưa đồ rẻ nên những loại web giá rẻ chất lượng thấp sẽ vẫn còn tồn tại.
Thử tính giá liệu web giá rẻ (Hoàn toàn dùng mã nguồn miễn phí) có thể rẻ đến đâu để vẫn đảm bảo chất lượng nhé :
+ Nhân viên kinh doanh : 1 tháng có 10 khách hàng web giá rẻ = 2 công x 15 USD = 30 USD
+ Nhân viên cài host + Code + làm giao diện + cập nhật tin bài + cài plugin = 2 công x 15 USD = 30 USD
+ Nhân viên kế toán thu tiền , làm nghiệm thu, chi phí in ấn, VPP = 1 công x 15 USD = 15 USD
+ Tester test và bàn giao + hướng dẫn cập nhật + cung cấp tài liệu = 1 công X 15 USD = 15 USD
+ Tiền thu của chủ doanh nghiệp (Mức tối thiểu để duy trì thuê vP, điện nước, lãi ngân hàng…) = 90 USD
+ Tiền thuế VAT hay Thu nhập doanh nghiệp trực tiếp phát sinh trên doanh thu đó = 20 USD
+ Tiền bảo hành, bảo trì, fix bảo mật, cật nhật bản vá ít nhất 1 năm cho khách hàng = 50 USD
Tổng cộng : 250 USD tương đương với 4 triệu 8 trăm ngàn đồng (Có thể cộng trừ 20%) như vậy web giá rẻ có thể đảm bảo chất lượng cơ bản là ở mức từ 4 triệu cho đến 6 triệu VND !
Thế web giá rẻ không đảm bảo với giá 500.000 – một hai triệu đồng là sao?
- Web do một nhóm cá nhân hoặc công ty nhỏ do khan hiếm khách hàng nên mục tiêu là lấy công làm lãi, cốt thu bù chi
- Web sử dụng các bộ viết riêng có sẵn Theme và code kiểu mã nguồn mở nhưng cài nhanh , tuy nhiên những loại code đó không thể đảm bảo chất lượng như mã nguồn mở được do thẩm mỹ xấu hoặc không được tối ưu hóa SEO, hoặc không thể tích hợp các tính năng về sau như Autopost, Auto Ping, Trackback, Related post, SN blast, One click security fix, RSS feed … và rất dễ bị khai thác các lỗi về bảo mật.
- Cài xong là hết trách nhiệm và không support hay bảo hành lâu dài khi có sự cố như tự nhiên bị mất dữ liệu, lỗi code, bị dính virus, cài mã độc, bị hack…
- Doanh nghiệp đó không coi trọng chính công sức của họ và dịch vụ với khách hàng và thường là không thể phục vụ xuể nếu số lượng khách hàng phát triển ngày càng nhiều do lợi nhuận thấp dẫn đến không có tích lũy lớn để phát triển mạnh hơn mảng hậu cần, hậu mãi lâu dài cho khách hàn