|
|
|
Giúp đỡ người đã giúp đỡ mình |
Cập nhật: 8/30/2018 - Số lượt đọc: 27285 |
Một trong những điều khó nhất và quý nhất là sự an ủi. - A. Dumas Tôi rời quê nhà Brooklyn, New York để đến trường Đại học Luds, ở Yorkshire, nước Anh, học khoa sử năm tôi mười tám tuổi. Khoảng thời gian đó đối với tôi tuy thú vị nhưng cũng căng thẳng không kém, bởi lúc đó tôi vừa phải cố điều chỉnh lối sống của mình để hoà nhập vào môi trường sống hoàn toàn xa lạ với tôi, đồng thời tôi phải luôn cố vượt qua nỗi đau vừa mất cha.
|
|
Một hôm nọ, khi tôi còn đang phân vân không biết nên mua loại hoa nào để chưng trong căn phòng trọ tẻ nhạt của tôi, bất chợt tôi trông thấy một cụ già vừa xách ba túi to táo vừa chống gậy chập choạng bước đi một cách khó khăn, tôi vội chạy đến bên ông, đỡ lấy gói táo và giúp ông lấy lại thăng bằng.
"Cám ơn cô bé nhé !" Ông nói bằng cái giọng Yorkshire du dương rất đặc biệt mà tôi rất thích. "Ông không ngã đâu cô bé !" , ông cười với tôi, đôi mắt ông cũng ánh lên niềm vui.
"Con đi với ông một đoạn được không ạ?" Tôi dè dặt hỏi . "Con chỉ e ông làm dập mất những trái táo ngon này đấy !".
Ông cười và hỏi tôi :"Này cô bé, có phải cô bé từ nơi khác đến phải không? Có phải từ Mỹ đến không nào?".
"Dạ thưa đúng ạ. Con ở New York ạ. Con sẽ kể ông nghe về quê hương con trên đường chúng ta về nhà, ông nhé".
Thế là tôi và ông Burns trở thành bạn bè của nhau. Các bạn biết không , nụ cười ấm áp và tình cảm chân thành của ông đối với tôi có ý nghĩa lớn lao biết nhường nào ! Trên đường đi, ông Burns (tôi quen gọi ông bằng họ) tựa hẳn người lên chiếc gậy, chiếc gậy nhỏ nhưng có vẻ rắn chắc. Khi chúng tôi về đến nhà ông, tôi giúp ông sắp xếp ngay ngắn mọi thứ ông mua và tôi còn bảo ông ngồi yên trên ghế để tôi pha cho ông tách "trà" - hay nói đúng hơn là dọn bữa cho ông. Ông phản đối nhưng tôi hiểu rằng đó là cách nói cảm ơn của ông.
Sau khi dọn bữa cho ông xong, tôi xin phép ông được trở lại thăm ông lần nữa để xem có thể giúp gì cho ông nữa không. Nghe tôi nói thế, ông nháy mắt và cười bảo :"Ông chưa bao giờ từ chối lời giúp đỡ của một cô gái nào tốt bụng như thế cả".
Hôm sau cũng khoảng giờ đó tôi trở lại thăm ông lần nữa, tôi chọn giờ này vi muốn dọn bữa cho ông. Chiếc gậy vẫn dựa ở góc tường là một minh chứng rằng ông hãy còn yếu lắm và mặc dù ông không hề yêu cầu tôi giúp nhưng hễ tôi đưa cây gậy cho ông thì ông cầm lấy và dùng nó để đi lại. Chiều hôm đó, lần đầu tiên chúng tôi có một buổi nói chuyện thật thân tình với nhau. Ông hỏi tôi về việc học, về kế hoạch cho tương lai và nhiều hơn cả là về gia đình tôi. Tôi có cho ông biết rằng cha tôi vừa mới qua đời, nhưng tôi giấu không cho ông biết mối bất hoà giữa tôi và cha. Phần ông, ông chỉ cho tôi thấy hai khung ảnh đặt ở chiếc bàn gần nơi ông ngồi. Đó là hai bức ảnh của hai người phụ nữ khác nhau, một người lớn tuổi hơn người kia, nhưng cả hai giống nhau như tạc.
"Đó là Mary" , ông nói và chỉ tay vào bức ảnh của người phụ nữ đứng tuổi. "Bà ấy mất cách đây sáu năm. Và bức kế bên là con gái Alice của vợ chồng ông. Nó là một y tá giỏi. Vợ ông mất vì không chịu đựng nỗi đau mất con".
Nghe ông kể mà nước mắt tôi trào ra lúc nào không biết. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi khóc cho bà Mary ; tôi khóc cho cô Alice ; tôi khóc cho ông Burns ; và tôi khóc cho cha tôi ; người mà tôi không có mặt bên ông trong những giây phút cuối đời.
Thế là sau đó cứ một tuần hai lần, tôi đến thăm ông, cùng thời gian và cùng ngày. Lần nào đến, tôi cũng thấy ông ngồi trên ghế bành, cây gậy dựng sát bên. Ông Burns có một tivi trắng đen nhỏ nhưng ông thích đọc sách và nghe đĩa hơn. Lần nào thấy tôi đến chơi, ông cũng tỏ ra rất mừng. Mặc dù tôi luôn nhắc nhở mình phải giúp đỡ ông nhiều hơn , và đừng quấy rầy ông, nhưng phải thú thật một điều là tôi cảm thấy nhẹ nhõm và ấm lòng hơn nhiều nếu tôi có thể thổ lộ tình cảm và suy nghĩ của mình cho một người nào đó chịu lắng nghe tôi.
Thường chúng tôi bắt đầu chuyện trò khi dọn bữa. Hôm đó tôi cho ông biết cảm giác băn khoăn, tội lỗi cứ ám ảnh tôi mãi bởi vì hai tuần trước ngày cha tôi mât, tôi đã giận ông và chẳng thèm trò chuyện với ông. Rằng tôi mãi mãi không có dịp xin lỗi ông.
Mặc dù ông Burns cũng có góp lời nhưng phần nhiều ông nhường tôi nói hết. Ông chỉ ngồi nghe. Nhưng cái lối ông lắng nghe mới hay làm sao ! Ông nghe như nuốt lấy từng lời của tôi, hơn nữa ông như đọc được ý nghĩ của tôi và thấu hiểu hết tất cả những gì tôi muốn nói. Chốc chốc ông lại nói tiếp tôi ở một số chỗ tôi tỏ ra ngập ngừng, điều này chứng tỏ ông hoàn toàn hiểu tôi và lắng nghe tôi rất chăm chú.
Một tháng sau đó, tôi bất chợt được nghỉ học một hom và tôi nghĩ đến ông. Tôi quyết định đến thăm ông mà không gọi điện báo trước , vì nếu làm thế rõ ràng là quá hình thức so với mối quan hệ ngày một thân tình của chúng tôi. Khi đến cổng nhà ông, tôi trông thấy ông đang làm vường, ông cúi xuống rồi lại đứng lên nhẹ nhàng như không. Tôi há hốc mồm khi thấy ông cử động, nhịp nhàng như thế ! Chẳng lẽ đây là người mà hôm trước còn cần phải dùng gậy để di chuyển đây sao ?
Bất chợt ông nhìn ra hướng của tôi. Có lẽ ông nhận ngay ra vẻ bối rối trên mặt tôi nên ông vẫy tôi vào nhà với vẻ áy náy, không được tự nhiên lắm. Tôi chẳng nói được lời nào và bước vào nhà.
"Nào, cô bé. Lần này cho phép ông pha trà cho cháu nhé. Cháu trông có vẻ mệt lử đấy !"
"Sao ? Con nghĩ...". Tôi bắt đầu lên tiếng.
"Ông biết cháu định nói gì. Cháu biết không, lần đầu tiên cháu thấy ông ở chợ ấy mà... hôm đó ông bị trật khớp. Ông vấp phải hòn đá to trong vườn, cháu biết đấy, ông lúc nào cũng vụng về". "Nhưng từ lúc nào thì ông đã đi lại... được bình thường ạ?".
Đôi mắt ông ánh lên niềm vui nhưng đồng thời cũng lộ vẻ ăn năn, hối hận :"À, ông nhớ không lầm là ông đi lại được bình thường ngay ngày hôm sau ấy mà".
"Nhưng sạo?". Tôi bối rối thật sự . Rõ ràng ông không nên gạt tôi để tôi cứ phải đến dọn bữa cho ông chứ !.
"Cháu biết không, lẽ ra ông định cho cháu biết sự thật đấy ! Nhưng chính ngay lần thứ hai cháu đến thăm ông, ông thấy cháu hình như có tâm sự gì đó. Và ông nghĩ, có lẽ cháu cần có một bờ vai của người già để tựa vào. Nhưng cháu lại luôn nhắc nhở mình rằng cháu đến thăm ông là để được chăm sóc ông, chứ không phải vì chuyện khác. Vì vậy nếu ông cho cháu biết ông đã hoàn toàn bình phục thì liệu cháu có đến nữa hay không? Ông biết rõ ràng cháu đang rất cần, rất cần có một ai đó để cháu trò chuyện, chia xẻ. Và người đó phải lớn tuổi, thậm chí phải lớn tuổi hơn cả cha cháu nữa và người đó còn phải biết cách lắng nghe".
"Thế còn cây gậy thì sao ạ? "
"Ồ ! Cây gậy ấy à, ông dùng gậy khi đi dạo trên những cánh đồng hoang đó mà. Hôm nào hai ông cháu ta đi nhé !"
Quả thật sau đó, chúng tôi đã đi dạo cùng cây gậy.
Các bạn thấy đấy, có lẽ tôi là người chủ động giúp đỡ ông Burns , nhưng ngược lại ông lại là người giúp tôi. Ông đã bỏ thời gian ra để lắng nghe và chăm sóc cho một cô gái trẻ thiếu thốn cả thời gian lẫn tình cảm. (Sưu tầm) Http://webgiare.vn
|
|
Tags
Thiết kế web giá rẻ
thiet ke web gia re
web gia re
web giá rẻ
|
|
CÁC TIN KHÁC |
|
Xem thêm... |
|
|
Thời gian làm việc: Sáng từ 8h => 12h Chiều từ 14h => 17h Nghỉ chiều thứ 7 + ngày CN
Hotline: 0989383638 Tel: 0243.55 948 55
Tư vấn thiết kế web
|
|
|
|
Hướng dẫn sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lượt truy cập:
11608872
|
|
Đang online:
10 |
|
|
|