Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi là chợ điện tử và vật giá có gì giống và khác nhau. Ai thành công hơn ai và tại sao? Doanh thu của họ từ đâu, vị trí hiện tại đã xứng tầm với tiềm năng của họ chưa và làm thế nào phát triển trong tương lai? Chodientu và vatgia vẫn được coi là ‘đại gia’ thương mại điện tử ở VN cho tới thời điểm này vậy vì sao lại hay được đem ra để so sánh như vậy mặc dù định hướng phát triển của 2 site này là khác nhau….Còn rất nhiều câu hỏi khác nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đưa ra một số ý kiến cá nhân thật sự khách quan không nhằm tâng bốc hay đả kích bên nào để các thành viên 4rum cùng mạn đàm và ngâm cứu nha.
1.Chợ điện tử(CDT) và Vật giá(VG) là sự ra đời tất yếu…
Phải nói là cho tới thời điểm này thì 2 website này là quy mô nhất của VN theo mô hình Ecom đúng nghĩa(định hướng còn hiện tại có thể chưa đạt được như vậy) vì vậy nó được coi là đại gia. Mặt khác nó cũng được các quỹ đầu tư đổ tiền vào nhiều nhất. Cộng đồng mạng 2 site cũng có tầm cỡ và tăng dần theo năm tháng. Tuy nhiên 2 website này theo thừa nhận của chính người sáng lập ra nó là chẳng có gì mới mẻ cả mà là sự học tập mô hình kinh doanh của các site lớn trên thế giới chỉ khác là được đưa vào VN do người VN xây dựng và phục vụ (trước mắt) là thị trường VN. Nói một cách nôm na là sản phẩm của người Việt.
Do đó nếu không phải do anh Bình và anh Điệp tạo ra nó thì rồi đến lúc nào đó sẽ có 2 anh nào đó tạo ra các sản phẩm tương tự vì thị trường nào cũng cần có những sản phẩm Ecom như thế này. Chỉ khác một điều là các sản phẩm như thế này không thẻ mọc như nấm sau mưa như các trang rao vặt bởi không chỉ độ khó về công nghệ mà ở giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất là thị trường VN còn rất nhiều khó khăn trong giao dịch trực tuyến như hiện nay.
2.Cạnh tranh trong một thị trường nhỏ hẹp và non nớt
Người VN thích mua sắm nhưng không phải qua mạng. Xu hướng này còn lâu mới có thể đạt được như nhiều nước trong khu vực. Một ví dụ đơn giản là HQ cách đây 30 năm khá giống VN hiện tại. Hiện nay người dùng internet HQ gần 100% mua sắm hàng hóa qua mạng. Với tốc độ phát triển Ecom ở VN châm hơn HQ khá nhiêu, bao lâu nữa người VN sẽ đạt được con số ấn tượng như HQ?
CDT và VG về cơ bản học tập theo 2 mô hình kinh doanh trực tuyến khác nhau do đó chiến lược cũng khác nhau nhưng họ đang cạnh tranh trong một trường tương đối giống nhau, khách hàng của họ là một: đều là các gian hàng trực tuyến(nhỏ và vừa) và những người mua sắm nhỏ lẻ ở khắp nơi trên tòan quốc. Một cửa hàng đã mở gian hàng trực tuyến trên VG và thấy hiệu quả thì họ cũng không nghĩ tới việc sẽ mở gian hàng trên CDT nữa và ngược lại chỉ trừ khi cả 2 site này đều đem lại hiệu quả tốt như nhau. Các của hàng kinh doanh loại này thường nhỏ lẻ, vốn ít và mặt hàng không nhiều nếu nhiều họ càng không có thời gian để cập nhật thông tin trên cả 2 gian hàng cùng một lúc. Người bán hàng có xu hướng tìm dịch vụ tốt nhất để đăng bán và trung thành với nó. Ngay cả khi một site rao vặt mà đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn một gian hàng trên VG hay CDT thì họ sẽ chuyên sang site rao vặt đó mà lý do không phải là do nó miễn phí như phần lớn mọi người lầm tưởng.
Sở dĩ các gian hàng CDT và VG tăng lên nhanh chóng có được là do 2 cty liên tục xúc tiến các hoạt động hỗ trợ gian hàng và quảng bá đến gian hàng và dĩ nhiên là khi họ chưa biết hiệu quả thực tế ra sao thì họ cứ dùng thử đã vì cũng có mất gì đâu. Câu hỏi đặt ra là bao lâu thì họ thấy được lợi ích thực sự của việc mở gian hàng trên các sàn giao dịch này. Và liệu sau khi họ nhân ra thì họ có từ bỏ nó không. Năm 2010 thì tôi không có con số cụ thể tuy nhiên cách đây không lâu tôi có test thử một vài case để xem các gian hàng này hoạt động hiệu quả thế nào thì thấy rất nhiều gian hàng sau một thời gian đã không cập nhật sản phẩm và hỗ trợ khách hàng nữa, họ không xúc tiến quảng bá gian hàng của mình điều này đồgn nghĩa với việc không có khách hàng nào biết tới sản phẩm của họ trong một biển hàng hóa trên site. Khách hàng họ có được chủ yếu là khách hàng vãng lai qua search engine. Như vậy mở một gian hàng không giúp họ tạo được thương hiệu và cũng không làm tăng doanh số. Có thể vài người sẽ nghĩ đây là thái quá nhưng đó là thực tế. Về mặt này thì VG có lợi thế hơn một chút vì VG làm SEO tốt hơn nên các gian hàng và cả các ti rao vặt trên VG có nhiều cơ hội đến với khách hàng của mình hơn.
+Một ví dụ nữa về tính hiệu quả của các gian hàng:
Tôi đã thử đăng bán cùng một số sản phẩm trên nhiều site khách nhau với cùng nội dung sản phẩm, quảng cáo , giá … thì kết quả các đơn hàng qua các site như sau:
Muare.vn 30%
VG 10%
CDT 5%
Blog 5%
Email trực tiếp là 50%
Như vậy với cùng một nội dung truyền tải tới khách hàng thì thông qua CDT và VG số lượng người biết đến ít hơn và vì thế số lượng hỏi hàng cũng ít hơn. Lý do rất đơn giản vì sau khi đăng bán sản phẩm, sản phẩm của bạn gần như bị chìm vào quên lãng với hàng ngàn sản phẩm được up lên ngay sau đó. Và bạn lại phải bỏ thêm tiền để up tin trong khi những người khác cũng nghĩ như bạn ..cũng đang bỏ tiền up tin. Kết quả là mỗi thời điểm khách hàng ghé thăm CDT hay VG họ rất ít có cơ hội nhìn thấy sản phâm của bạn và có nhìn thấy thì nó trông cũng chẳng khác gì các sản phẩm khác ngoại trừ các tin rao được CÁ BIỆT HÓA. Tôi sẽ nói về sự cá biệt hóa này trong một bài khác. Ở muare.vn hiện tượng tin rao mất hút ngay sau khi đăng vài giây do có quá nhiều người đăng cùng lúc và mỗi trang chỉ hiển thị được 20-30 tin mà thôi. Rất hiếm người kiên trì click đến page 3 . Tuy nhiên muare.vn có sự khác biệt là người đăng tin up hộ lẫn nhau do đó các tin được đảo đều và người xem lại vô tình đọc được^^.
+Khách hàng cũng cần phải chuyên nghiệp
Vì sao tôi lại nói như vậy? Ở VN so với tổng số người dùng internet thì rất ít người chịu bỏ tiền ra mua qua mạng, lại càng ít hơn khi chịu thành tóan qua một công cụ thành tóan trục tuyến nào đó. Đơn giản họ chưa phải người mua hàng chuyên nghiệp(tôi dùng từ này vì thấy các site thích gọi các gian hàng là chuyên nghiệp thì chắc phải có KH chuyên nghiệp mới có thể sử dụng các tính năng chuyên nghiệp) nên với các công cụ thanh tóan trực tuyến(TTTT) còn khá khó chấp nhận. Họ không chuyên nghiệp không có nghĩa là không biết gì về công nghệ thậm chí nhiều người còn là chuyên gia về công nghệ cũng không sử dụng TTTT. /.
3.Sự thành công của VG và CDT hiện tại
Phải nói là cho tới hiện tại là họ thành công chí ít là hơn các dự án khác đã chết yểu ngay từ trong trứng nước. Tồn tại đến bây giờ và còn có khả năng tiếp tục phát triển là một thành tích đáng ghi nhận.
VG đi theo mô hình của Rakuten của Nhật mặc dù đến bây giờ thì nó hơi khác rồi nhưng những gì VG đang làm thể hiện chiến lược khác hẳn với CDT. Điều mà VG làm được mà các site khác không làm được là SEO site rất hiệu quả, nó khiến cho ai cũng phải biết tới VG nếu đã từng dùng Google SE vì VG luôn lên top đầu. Nhưng việc SEO tốt không có nghĩa sẽ đem lại doanh số tăng từ các đơn hàng trực tuyến. Do đó việc khai thác quảng cáo và thu phí gian hàng vẫn là nguồn thu chính từ giờ tới vài năm sau nữa.
CDT đi theo một hướng rất bài bản và cho đến nay thì nó không chệch hướng so với Ebay là bao nhiêu. Tuy nhiên phải nói để thành công như Ebay, CDT phải mất nhiều THẬP NIÊN nữa lý do không phải vì công nghệ CDT kém EBAY hay khách hàng chưa có sẵn công cụ giao dịch trực tuyến nó nằm ở yếu tố sâu xa hơn rất nhiều mà tôi sẽ nói ở một bài khác ^^. Doanh số bán hàng tính theo tổng lượng giao dịch qua CDT năm 2009 như CDT công bố là khoảng 600tỷ, thời điểm đó ngân lượng chưa phát huy hiệu quả. Nếu tất cả đều giao dịch qua ngân lượng(day dreamer ) thì doanh thu này sẽ là 6tỷ.Đây là nguồn thu chính của CDT mặc dù CDT có đến 6(nếu không nhầm) sản phẩm ecom đang họat động.Như vậy mỗi ngày có cả nghìn giao dịch qua CDT?!?!?!?!Cứ 3 phút lại có 2 đơn hàng giao dịch thành công trên CDT Nếu như vậy CDT phải lãi lớn chứ không hề lỗ chút nào(xem cuối bài).
+Một nửa cộng đồng thì chưa phải cộng đồng…^^
Nhìn về con số thành viên và gian hàng trên cả CDT và VG khiến nhiều nguời phát sốt lên được khoảng 1triệu mem/VG và CDT chỉ kém chút. Tuy nhiên các thành viên này đa phần là người bán. Các lượt truy cập cũng do người bán chiếm đa số. Cộng đồng chủ yếu là người bán hàng lên post sản phẩm, tạo gian hàng và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Còn lại là các khách hàng chỉ đăng kí sử dụng một vài lần rồi bỏ đó. Vào thời điểm mà CDT lên TV bị hack website cách đây vài năm có công bố là lúc đó đã đạt hơn 100K thành viên tuy nhiên thời điểm đó cũng trùng với lúc tôi vừa check lượng member của CDT thì chỉ có 40K thành viên thôi và trong số thành viên đó bao nhiêu % là ảo do một người có thể Reg nhiều nick khác nhau thì không biết được. Nếu một KH mua một sản phẩm 1,2 lần họ cũng không mất thời gian đăng kí một tài khỏan với hàng loạt các bước rườm rà mất thời gian thay vì nhấc điện thỏai và thực hiện một cuộc gọi. Đấy là chưa kể những khách hàng vốn tưởng là ruột đã bị các gian hàng lừa bởi chiêu đăng giá không chính xác để câu view hoặc lên top đầu. Còn rất nhiều lý do khác làm nản lòng khách hàng mua hàng trên mạng…..
Về lâu dài CDT sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn do SP được xây dựng bài bản theo chuẩn quốc tế, có khả năng mua bán với thị trường bên ngòai VN. Khả năng tích hợp thanh tóan trực tuyến tốt hơn, quy trình mua bán chuyên nghiệp hơn, đáng tin hơn đối với khách hàng. CDT cần thị trường thích nghi với sản phẩm của họ trong khi hiện tại VG đang thích nghi với thị trường ecom ở VG tốt hơn CDT nên có doanh số ấn tượng hơn CDT, nhờ đó mà có thể đầu tư sang các sản phẩm khác để lấy ngắn nuôi dài. VG có một lợi thế về cộng đồng và thứ hạng cao trên SE sẽ rất hiệu quả để phục vụ các sản phẩm ăn theo như một số dự án VG đang và sẽ xây dựng trong thời gian tới. Người tiêu dùng sẽ tra cứu giá ở VG và quyết định mua ở CDT nếu sau này CDT hòan thiện các yếu tốt cần thiết để trở thành sàn giao dịch đúng nghĩa. Tuy vậy thời điểm đó cũng tương đối lâu…
+Tại sao cần giấu giếm doanh số thực
Nếu các công ty khác họ giấu lãi vì sợ mất thuế thì các doanh nghiệp ecom giấu lỗ vì sợ không được đầu tư tiếp.
Trong một buổi hội thảo nội bộ cho khách hàng là chủ gian hàng của CDT, đa phần các chủ gian hàng thừa nhận họ bán được rất ít hàng từ CDT và anh Bình thừa nhận là so với các thị trường trong khu vực thì CDT còn quá khiêm tốn về doanh thu so với tiềm năng của thị trường VN và đây chính là "nỗi đau của anh và CDT..." (câu nói này được nói trong buổi đào tạo chủ gian hàng và giới thiệu Nganluong.vn tại tòa nhà Công nghệ ở Giảng Võ ). Hy vọng anh Bình có thể biến đau thương thành hành động...
Thế nhưng cũng trong một buổi hội thảo(có thu phí người dự đã phần là người ngòai) anh Điệp công ty VG tự hào nói về thành công của VG và còn nói rằng thương hiệu VG có người trả đến 60triệu USD thời điểm hiện tại. Cuộc hội thảo được tổ chức bởi một công ty về Event chuyên nghiệp.
Phải chăng VG thành công đến vậy và CDT thì đang thua lỗ chỏng gọng, VG thì tự hào khi nói với người ngòai bởi họ không phải nhân viên công ty nên không nắm rõ tình hình còn CDT thì phải chia sẻ thực với khách hàng của mình.
PS: Mỏi tay quá để hôm khác type tiếp nếu phần trên có lỗi do type nhanh thì mọi người chịu khó dịch nhé ^^
Nunanunong1102
1.Chợ điện tử(CDT) và Vật giá(VG) là sự ra đời tất yếu…
Phải nói là cho tới thời điểm này thì 2 website này là quy mô nhất của VN theo mô hình Ecom đúng nghĩa(định hướng còn hiện tại có thể chưa đạt được như vậy) vì vậy nó được coi là đại gia. Mặt khác nó cũng được các quỹ đầu tư đổ tiền vào nhiều nhất. Cộng đồng mạng 2 site cũng có tầm cỡ và tăng dần theo năm tháng. Tuy nhiên 2 website này theo thừa nhận của chính người sáng lập ra nó là chẳng có gì mới mẻ cả mà là sự học tập mô hình kinh doanh của các site lớn trên thế giới chỉ khác là được đưa vào VN do người VN xây dựng và phục vụ (trước mắt) là thị trường VN. Nói một cách nôm na là sản phẩm của người Việt.
Do đó nếu không phải do anh Bình và anh Điệp tạo ra nó thì rồi đến lúc nào đó sẽ có 2 anh nào đó tạo ra các sản phẩm tương tự vì thị trường nào cũng cần có những sản phẩm Ecom như thế này. Chỉ khác một điều là các sản phẩm như thế này không thẻ mọc như nấm sau mưa như các trang rao vặt bởi không chỉ độ khó về công nghệ mà ở giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất là thị trường VN còn rất nhiều khó khăn trong giao dịch trực tuyến như hiện nay.
2.Cạnh tranh trong một thị trường nhỏ hẹp và non nớt
Người VN thích mua sắm nhưng không phải qua mạng. Xu hướng này còn lâu mới có thể đạt được như nhiều nước trong khu vực. Một ví dụ đơn giản là HQ cách đây 30 năm khá giống VN hiện tại. Hiện nay người dùng internet HQ gần 100% mua sắm hàng hóa qua mạng. Với tốc độ phát triển Ecom ở VN châm hơn HQ khá nhiêu, bao lâu nữa người VN sẽ đạt được con số ấn tượng như HQ?
CDT và VG về cơ bản học tập theo 2 mô hình kinh doanh trực tuyến khác nhau do đó chiến lược cũng khác nhau nhưng họ đang cạnh tranh trong một trường tương đối giống nhau, khách hàng của họ là một: đều là các gian hàng trực tuyến(nhỏ và vừa) và những người mua sắm nhỏ lẻ ở khắp nơi trên tòan quốc. Một cửa hàng đã mở gian hàng trực tuyến trên VG và thấy hiệu quả thì họ cũng không nghĩ tới việc sẽ mở gian hàng trên CDT nữa và ngược lại chỉ trừ khi cả 2 site này đều đem lại hiệu quả tốt như nhau. Các của hàng kinh doanh loại này thường nhỏ lẻ, vốn ít và mặt hàng không nhiều nếu nhiều họ càng không có thời gian để cập nhật thông tin trên cả 2 gian hàng cùng một lúc. Người bán hàng có xu hướng tìm dịch vụ tốt nhất để đăng bán và trung thành với nó. Ngay cả khi một site rao vặt mà đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn một gian hàng trên VG hay CDT thì họ sẽ chuyên sang site rao vặt đó mà lý do không phải là do nó miễn phí như phần lớn mọi người lầm tưởng.
Sở dĩ các gian hàng CDT và VG tăng lên nhanh chóng có được là do 2 cty liên tục xúc tiến các hoạt động hỗ trợ gian hàng và quảng bá đến gian hàng và dĩ nhiên là khi họ chưa biết hiệu quả thực tế ra sao thì họ cứ dùng thử đã vì cũng có mất gì đâu. Câu hỏi đặt ra là bao lâu thì họ thấy được lợi ích thực sự của việc mở gian hàng trên các sàn giao dịch này. Và liệu sau khi họ nhân ra thì họ có từ bỏ nó không. Năm 2010 thì tôi không có con số cụ thể tuy nhiên cách đây không lâu tôi có test thử một vài case để xem các gian hàng này hoạt động hiệu quả thế nào thì thấy rất nhiều gian hàng sau một thời gian đã không cập nhật sản phẩm và hỗ trợ khách hàng nữa, họ không xúc tiến quảng bá gian hàng của mình điều này đồgn nghĩa với việc không có khách hàng nào biết tới sản phẩm của họ trong một biển hàng hóa trên site. Khách hàng họ có được chủ yếu là khách hàng vãng lai qua search engine. Như vậy mở một gian hàng không giúp họ tạo được thương hiệu và cũng không làm tăng doanh số. Có thể vài người sẽ nghĩ đây là thái quá nhưng đó là thực tế. Về mặt này thì VG có lợi thế hơn một chút vì VG làm SEO tốt hơn nên các gian hàng và cả các ti rao vặt trên VG có nhiều cơ hội đến với khách hàng của mình hơn.
+Một ví dụ nữa về tính hiệu quả của các gian hàng:
Tôi đã thử đăng bán cùng một số sản phẩm trên nhiều site khách nhau với cùng nội dung sản phẩm, quảng cáo , giá … thì kết quả các đơn hàng qua các site như sau:
Muare.vn 30%
VG 10%
CDT 5%
Blog 5%
Email trực tiếp là 50%
Như vậy với cùng một nội dung truyền tải tới khách hàng thì thông qua CDT và VG số lượng người biết đến ít hơn và vì thế số lượng hỏi hàng cũng ít hơn. Lý do rất đơn giản vì sau khi đăng bán sản phẩm, sản phẩm của bạn gần như bị chìm vào quên lãng với hàng ngàn sản phẩm được up lên ngay sau đó. Và bạn lại phải bỏ thêm tiền để up tin trong khi những người khác cũng nghĩ như bạn ..cũng đang bỏ tiền up tin. Kết quả là mỗi thời điểm khách hàng ghé thăm CDT hay VG họ rất ít có cơ hội nhìn thấy sản phâm của bạn và có nhìn thấy thì nó trông cũng chẳng khác gì các sản phẩm khác ngoại trừ các tin rao được CÁ BIỆT HÓA. Tôi sẽ nói về sự cá biệt hóa này trong một bài khác. Ở muare.vn hiện tượng tin rao mất hút ngay sau khi đăng vài giây do có quá nhiều người đăng cùng lúc và mỗi trang chỉ hiển thị được 20-30 tin mà thôi. Rất hiếm người kiên trì click đến page 3 . Tuy nhiên muare.vn có sự khác biệt là người đăng tin up hộ lẫn nhau do đó các tin được đảo đều và người xem lại vô tình đọc được^^.
+Khách hàng cũng cần phải chuyên nghiệp
Vì sao tôi lại nói như vậy? Ở VN so với tổng số người dùng internet thì rất ít người chịu bỏ tiền ra mua qua mạng, lại càng ít hơn khi chịu thành tóan qua một công cụ thành tóan trục tuyến nào đó. Đơn giản họ chưa phải người mua hàng chuyên nghiệp(tôi dùng từ này vì thấy các site thích gọi các gian hàng là chuyên nghiệp thì chắc phải có KH chuyên nghiệp mới có thể sử dụng các tính năng chuyên nghiệp) nên với các công cụ thanh tóan trực tuyến(TTTT) còn khá khó chấp nhận. Họ không chuyên nghiệp không có nghĩa là không biết gì về công nghệ thậm chí nhiều người còn là chuyên gia về công nghệ cũng không sử dụng TTTT. /.
3.Sự thành công của VG và CDT hiện tại
Phải nói là cho tới hiện tại là họ thành công chí ít là hơn các dự án khác đã chết yểu ngay từ trong trứng nước. Tồn tại đến bây giờ và còn có khả năng tiếp tục phát triển là một thành tích đáng ghi nhận.
VG đi theo mô hình của Rakuten của Nhật mặc dù đến bây giờ thì nó hơi khác rồi nhưng những gì VG đang làm thể hiện chiến lược khác hẳn với CDT. Điều mà VG làm được mà các site khác không làm được là SEO site rất hiệu quả, nó khiến cho ai cũng phải biết tới VG nếu đã từng dùng Google SE vì VG luôn lên top đầu. Nhưng việc SEO tốt không có nghĩa sẽ đem lại doanh số tăng từ các đơn hàng trực tuyến. Do đó việc khai thác quảng cáo và thu phí gian hàng vẫn là nguồn thu chính từ giờ tới vài năm sau nữa.
CDT đi theo một hướng rất bài bản và cho đến nay thì nó không chệch hướng so với Ebay là bao nhiêu. Tuy nhiên phải nói để thành công như Ebay, CDT phải mất nhiều THẬP NIÊN nữa lý do không phải vì công nghệ CDT kém EBAY hay khách hàng chưa có sẵn công cụ giao dịch trực tuyến nó nằm ở yếu tố sâu xa hơn rất nhiều mà tôi sẽ nói ở một bài khác ^^. Doanh số bán hàng tính theo tổng lượng giao dịch qua CDT năm 2009 như CDT công bố là khoảng 600tỷ, thời điểm đó ngân lượng chưa phát huy hiệu quả. Nếu tất cả đều giao dịch qua ngân lượng(day dreamer ) thì doanh thu này sẽ là 6tỷ.Đây là nguồn thu chính của CDT mặc dù CDT có đến 6(nếu không nhầm) sản phẩm ecom đang họat động.Như vậy mỗi ngày có cả nghìn giao dịch qua CDT?!?!?!?!Cứ 3 phút lại có 2 đơn hàng giao dịch thành công trên CDT Nếu như vậy CDT phải lãi lớn chứ không hề lỗ chút nào(xem cuối bài).
+Một nửa cộng đồng thì chưa phải cộng đồng…^^
Nhìn về con số thành viên và gian hàng trên cả CDT và VG khiến nhiều nguời phát sốt lên được khoảng 1triệu mem/VG và CDT chỉ kém chút. Tuy nhiên các thành viên này đa phần là người bán. Các lượt truy cập cũng do người bán chiếm đa số. Cộng đồng chủ yếu là người bán hàng lên post sản phẩm, tạo gian hàng và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Còn lại là các khách hàng chỉ đăng kí sử dụng một vài lần rồi bỏ đó. Vào thời điểm mà CDT lên TV bị hack website cách đây vài năm có công bố là lúc đó đã đạt hơn 100K thành viên tuy nhiên thời điểm đó cũng trùng với lúc tôi vừa check lượng member của CDT thì chỉ có 40K thành viên thôi và trong số thành viên đó bao nhiêu % là ảo do một người có thể Reg nhiều nick khác nhau thì không biết được. Nếu một KH mua một sản phẩm 1,2 lần họ cũng không mất thời gian đăng kí một tài khỏan với hàng loạt các bước rườm rà mất thời gian thay vì nhấc điện thỏai và thực hiện một cuộc gọi. Đấy là chưa kể những khách hàng vốn tưởng là ruột đã bị các gian hàng lừa bởi chiêu đăng giá không chính xác để câu view hoặc lên top đầu. Còn rất nhiều lý do khác làm nản lòng khách hàng mua hàng trên mạng…..
Về lâu dài CDT sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn do SP được xây dựng bài bản theo chuẩn quốc tế, có khả năng mua bán với thị trường bên ngòai VN. Khả năng tích hợp thanh tóan trực tuyến tốt hơn, quy trình mua bán chuyên nghiệp hơn, đáng tin hơn đối với khách hàng. CDT cần thị trường thích nghi với sản phẩm của họ trong khi hiện tại VG đang thích nghi với thị trường ecom ở VG tốt hơn CDT nên có doanh số ấn tượng hơn CDT, nhờ đó mà có thể đầu tư sang các sản phẩm khác để lấy ngắn nuôi dài. VG có một lợi thế về cộng đồng và thứ hạng cao trên SE sẽ rất hiệu quả để phục vụ các sản phẩm ăn theo như một số dự án VG đang và sẽ xây dựng trong thời gian tới. Người tiêu dùng sẽ tra cứu giá ở VG và quyết định mua ở CDT nếu sau này CDT hòan thiện các yếu tốt cần thiết để trở thành sàn giao dịch đúng nghĩa. Tuy vậy thời điểm đó cũng tương đối lâu…
+Tại sao cần giấu giếm doanh số thực
Nếu các công ty khác họ giấu lãi vì sợ mất thuế thì các doanh nghiệp ecom giấu lỗ vì sợ không được đầu tư tiếp.
Trong một buổi hội thảo nội bộ cho khách hàng là chủ gian hàng của CDT, đa phần các chủ gian hàng thừa nhận họ bán được rất ít hàng từ CDT và anh Bình thừa nhận là so với các thị trường trong khu vực thì CDT còn quá khiêm tốn về doanh thu so với tiềm năng của thị trường VN và đây chính là "nỗi đau của anh và CDT..." (câu nói này được nói trong buổi đào tạo chủ gian hàng và giới thiệu Nganluong.vn tại tòa nhà Công nghệ ở Giảng Võ ). Hy vọng anh Bình có thể biến đau thương thành hành động...
Thế nhưng cũng trong một buổi hội thảo(có thu phí người dự đã phần là người ngòai) anh Điệp công ty VG tự hào nói về thành công của VG và còn nói rằng thương hiệu VG có người trả đến 60triệu USD thời điểm hiện tại. Cuộc hội thảo được tổ chức bởi một công ty về Event chuyên nghiệp.
Phải chăng VG thành công đến vậy và CDT thì đang thua lỗ chỏng gọng, VG thì tự hào khi nói với người ngòai bởi họ không phải nhân viên công ty nên không nắm rõ tình hình còn CDT thì phải chia sẻ thực với khách hàng của mình.
PS: Mỏi tay quá để hôm khác type tiếp nếu phần trên có lỗi do type nhanh thì mọi người chịu khó dịch nhé ^^
Nunanunong1102
Được sửa bởi nunanunong1102 lúc 14:47 ngày 18-10-2010.