Thành triệu phú nhờ tài nói năng
Số liệu mới nhất về thu nhập của ông được tờ Washington Post công bố hôm qua, dựa trên tài liệu công khai thu nhập của bà Hillary Clinton với tư cách Thượng nghị sĩ. Chỉ trong năm 2006, ông đã kiếm được 9-10 triệu USD từ việc đi diễn thuyết khắp thế giới, từ Australia đến Ai Cập và Colombia. Với 352 buổi nói chuyện trong một năm, không nghi ngờ gì nữa, diễn thuyết đã thành nghề mưu sinh hàng ngày của ông cựu Tổng thống nổi tiếng này.
Cuộc sống sau khi rời Nhà Trắng dường như đem lại nhiều cái lợi cho ông hơn là khi tại vị. Khi còn đương chức, mỗi năm ông kiếm được khoảng 200.000 USD - một số tiền lớn đối với đa số người dân thường, nhưng chẳng là gì nếu so với thu nhập tiêu chuẩn của tầng lớp được coi là "tinh hoa" của Washington như các giám đốc công ty, các nhà vận động hành lang hay các luật sư.
Mặc dù chi phí chạy đua vào Nhà Trắng của ông Clinton được coi là tương đối khiêm tốn so với các vị tiền nhiệm, nhưng ông vẫn phải rời khỏi đây với một món nọ ước tính 12 triệu USD gồm tiền vận động tranh cử và chi phí pháp lý cho những vụ bê bối ông gặp phải khi tại vị, tiêu biểu là vụ việc Monica Lewinsky.
Nhưng sau 6 năm, cựu Tổng thống Mỹ không những không còn nợ nần ai nữa mà còn thu về đến 40 triệu USD tiền công diễn thuyết. âng đã tự biến mình thành một trong những diễn giả được trả công cao nhất thế giới, với số tiền không dưới 150.000 USD cho một lần nói chuyện. Ví dụ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ở New York đã từng trả ông 650.000 USD cho bốn lần diễn thuyết. Không kém cạnh, tập đoàn Citigroup cũng "chịu chi" 250.000 USD chỉ cho một bài diễn thuyết của ông ở Pháp năm 2004.
Giờ đây ông Clinton hoàn toàn không cần lo đi kiếm việc làm vì lúc nào cũng có hàng nghìn lời mời nói chuyện gửi đến ông. Bên cạnh đó, cuốn hồi ký có tên My Life (Cuộc đời tôi) xuất bản năm 2004 đến nay cũng đã thu về 10-12 triệu USD. âng nói với các thính giả ở Kentucky rằng: "Tôi chưa bao giờ đánh bóng tên tuổi của mình cho đến khi tôi rời khỏi Nhà Trắng, và giờ tôi đã trở thành triệu phú".
Điều đáng nói là phần lớn các cuộc diễn thuyết của ông lại không phải vì tiền. Đi nói chuyện gần như hàng ngày nhưng ông chỉ nhận về cho riêng mình khoảng 20% lợi nhuận, phần còn lại là dành để gây quỹ cho Tổ chức từ thiện William J Clinton do chính ông lập ra. Tổ chức có mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển chống lại HIV/AIDS này nhận được khoảng 60 triệu USD mỗi năm nhờ tài nói năng của ông chủ. Thậm chí có những lúc ông còn nhận diễn thuyết không lấy tiền công.
Song song với việc kiếm tiền cho bản thân và cho công tác từ thiện, ông còn tham gia gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của vợ mình, bà Hillary. Tuần vừa rồi, ông đã gửi email đi khắp nơi với hy vọng kiếm được 1 triệu USD trong vòng một tuần. Và rõ ràng là sức hút của ông cựu Tổng thống vẫn chưa hề giảm sút vì chỉ sau ba ngày, số tiền thu được đã là 379.442 USD.
Sức hút của một cựu Tổng thống: từ trí tuệ, ngôn ngữ...
Điều đầu tiên phải kể đến chính là khả năng diễn thuyết được đánh giá là xuất sắc nhất trong những người cùng thế hệ. Nếu bạn nhìn thấy Bill Clinton có thể dễ dàng liên kết với công chúng thế nào, đôi lúc có cảm giác như ông đang nói chuyện với từng người từng người một, bạn sẽ hiểu tại sao người ta sẵn sàng bỏ tiền đống ra chỉ để nghe ông nói.
Một ví dụ điển hình là mùa hè năm 2004, trong một hội nghị của đảng Dân chủ ở Boston. Dù ứng cử viên Tổng thống của đảng này lúc đó là ông John Kerry, nhưng bất chấp mọi nỗ lực của ông Kerry, người ta vẫn chỉ nhớ đến bài diễn thuyết của ông Clinton, và của một người nữa, lúc đó vẫn còn vô danh - Barack Obama.
Một chuyện khác xảy ra vào tháng 10 năm đó. Vừa phẫu thuật tim mới được hai tháng, ông Clinton đã đến Philadelphia vận động tranh cử cho ông Kerry vào những ngày cuối của cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống. âng đứng trước đám đông, một bàn tay đặt lên ngực và nói: "Nếu thế này là không tốt cho trái tim của tôi thì tôi không biết là cái gì nữa". 20.000 người có mặt ở đó đã hò reo ầm ĩ. Trong những ngày đó, tuy đã mất đi rất nhiều quyền lực, ông vẫn thừa khả năng làm cho công chúng phát điên lên vì mình.
Stephen Hess, giáo sư về các vấn đề công cộng ở Đại học George Washington và từng là người chuyên viết diễn văn cho cựu Tổng thống John F Kennedy, nhận định về Bill Clinton: "âng ấy giống như một nhạc công, tạo ra giai điệu, tạo ra những nốt nhạc. Tất nhiên, là một người rất thông minh nữa nên ông ấy có rất nhiều điều để nói... âng ấy thích diễn thuyết vì ông ấy thích ngôn ngữ, thích tư duy".
Bill Clinton và những người chuyên viết diễn văn cho ông cũng nổi tiếng với những bí quyết tạo nên những câu nói bất hủ. Hãy xem câu nói đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả và đáng ghi nhớ ông nói trong buổi lệ nhậm chức tháng 1/1993: "Chẳng có sai lầm nào của nước Mỹ mà nước Mỹ không thể khắc phục được bằng việc làm đúng đắn của chính mình"1. Hay câu ông trả lời nhà báo nổi tiếng Joe Klein: "Cá tính là cuộc hành trình chứ không phải đích đến"2.
... đến phong thái, ngoại hình
Nhưng trí tuệ mới chỉ là một khía cạnh tạo nên hình ảnh diễn giả nổi tiếng của ông Clinton. "âng ấy vừa là một nhà hùng biện kiệt xuất, vừa là một ngôi sao hạng A đích thực. Người ta vừa muốn nghe ông nói, vừa muốn được xuất hiện bên cạnh ông như bên cạnh một siêu sao điện ảnh", giáo sư Stephen Hess nhận định.
Sự xuất hiện của ông có thể kéo công chúng ra khỏi không khí nhàm chán của những hội thảo tài chính hay khoa học, và biết đâu họ lại có cơ hội chụp ảnh bên cạnh vị cựu Tổng thống danh tiếng này. Đơn cử như buổi nói chuyện ở khách sạn Burlington ở Dublin, Ireland, khách khứa đã phải trả trước 1.000 USD để được nghe ông nói chuyện trong tiệc chiêu đãi. Nếu chịu chi thêm 4.000 USD, họ sẽ được chụp ảnh chung với ông và được tặng một bản hồi ký có chữ ký của ông.
Sự nổi tiếng của ông Clinton có thể sánh ngang với một số người tiền nhiệm như cựu Tổng thống Jimmy Carter hay George Bush cha, chủ yếu nhờ sức hấp dẫn của ông, vai trò của ông trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông và Bắc Ireland. Và cũng không thể không kể đến sự tò mò không bao giờ dứt của công chúng xoay quanh vụ bê bối Monica Lewinsky.
Tài diễn thuyết và vận động của ông Clinton cũng được chính phu nhận của ông công nhận từ lâu. Trong cuốn hồi ký Living History xuất bản năm 2003, bà Clinton đã tiết lộ: "Tôi nhìn thấy ông ấy lần đầu tiên khi đang lang thang trong khuôn viên đại học Yale, lúc đó ông ấy đang say sưa nói trước một đám bạn đồng môn. Khi đi ngang qua, tôi nghe thấy "...và không chỉ thế, chúng tôi còn trồng được những quả dưa hấ to nhất thế giới". Tôi hỏi bạn "Người đó là ai?". Bạn tôi trả lời: "Đó là Bill Clinton. Anh ta đến từ Arkansas và không ngừng nói về quê hương mình".
Nhưng đối với bà Clinton, tài năng của chồng bà là một con dao hai lưỡi. Bà có thể tận dụng danh tiếng và khả năng vận động của ông, nhưng xuất hiện cùng ông trong một sự kiện mà cả hai ông bà cùng nói sẽ chỉ làm tăng thêm ấn tượng rằng bà là người lạnh lùng và máy móc. Thế là các trợ lý của bà Clinton luôn phải lên kế hoạch cho ông đi vận động cho vợ mình nhưng bà luôn vắng mặt.
Tiếp bước người đi trước, dẫn lối người đi sau
âng Clinton không phải cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng tài diễn thuyết của mình để tăng thu nhập. Ronald Reagan đã từng lên trang nhất các báo chẳng bao lâu sau khi rời nhiệm sở năm 1989 khi sang Nhật Bản nói chuyện và được trả đến 2 triệu USD. Cựu Tổng thống George Bush cha và Jimmy Carter cũng kiếm được số tiền đáng kể từ việc diễn thuyết.
âng còn tạo cảm hứng cho những lãnh đạo đang đau đầu cân nhắc chuyện mưu sinh sau khi thôi chức, đơn cử là Thủ tướng Anh Tony Blair. Cách đây vài năm, khi tạp chí Vanity Fair danh tiếng đăng một bài báo nói về ông Clinton kiếm được bao nhiêu tiền nhờ đi diễn thuyết, nó đã trở thành một trong những tạp chí được ưa chuộng nhất ở phố Downing.
Sự nghiệp chính trị dài và không ít thăng trầm không những có thể khắc tên Thủ tướng Anh vào lịch sử, mà còn có thể đảm bảo tài chính vững chắc cho ông sau khi rời ngôi nhà số 10 phố Downing.
Tương tự như ông Clinton hồi ở Nhà Trắng, ông Blair có thể tự coi là tương đối "nghèo" so với những người đồng cấp với lương hàng năm khoảng 200.000 bảng. Nhưng nếu nhận lời diễn thuyết với những đề tài sở trường như Trung Đông và thay đổi khí hậu, ước tính thu nhập của ông Blair có thể lên đến 20 triệu bảng. Nếu ông nuôi tham vọng viết hồi ký nữa thì các nhà xuất bản sẵn sàng chi ra số tiền không dưới 7 con số.
Nếu vậy, Thủ tướng Anh rất cần học tập kinh nghiệm của cựu Tổng thống Mỹ, đặc biệt trong việc chọn lựa nhận lời mời nào và lịch sự từ chối lời mời nào. Jay Carson, phát ngôn viên của ông Clinton cho biết ông chủ của mình sẽ cố gắng kết hợp diễn thuyết với làm từ thiện, xây dựng hình ảnh bản thân và gây quỹ cho đảng Dân chủ.
Ví dụ năm ngoái khi ông được mời nói chuyện với các chủ đất giàu có ở Denver, Colorado với giá 150.000 USD, ông đã nhân tiện kết hợp kêu gọi đóng góp cho một dự án xây dựng đài tưởng niệm đang gặp khó khăn và dự án này đã nhận được một khoản quỹ kha khá để tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, dù rất thận trọng trong chọn lựa và lên kế hoạch, đôi lúc ông Clinton cũng gặp rắc rối với công việc diễn thuyết. Ví dụ năm 2005, ông nói chuyện tại một khu nghỉ ở Bahamas và kiếm được 150.000 USD từ hãng công nghệ sinh học Serono International của Thụy Sĩ. Chỉ vài tháng sau, công ty này bị phạt 704 triệu USD do một số hành vi phạm pháp. Jay Carson thừa nhận: "Chúng tôi luôn cố gắng lựa chọn cẩn thận và làm hết sức mình để giải quyết các mọi vấn đề phát sinh. Nhưng dù sao chúng tôi không phải lúc nào cũng hoàn hảo".
Một số cựu lãnh đạo - diễn giả ăn khách trên thế giới:
- Nelson Mandela - cựu Tổng thống Nam Phi: người tù chính trị nổi tiếng nhất thế giới này đã sử dụng tên tuổi và danh tiếng của mình để kêu gọi không ít tiền đóng góp cho công tác từ thiện. âng đã giành giải Nobel Hòa bình năm 1993 (trị giá 1 triệu USD), còn những bức tranh ông vẽ cũng được bán không dưới chục nghìn bảng.
- Mikhail Gorbachev - cựu Tổng thống Liên Xô: ông đi diễn thuyết, đi gây quỹ, viết hồi ký và thậm chí xuất hiện cả trong quảng cáo bánh Pizza. Công việc mới nhất của ông là viết bình luận cho tờ New York Times.
- John Major - cựu Thủ tướng Anh: dù khá im hơi lặng tiếng sau khi thôi chức nhưng ông Major vẫn kiếm được khoảng 25.000 bảng cho mỗi lần diễn thuyết. âng hay nói chuyện về ý kiến cá nhân trước các vấn đề của nước Anh, Liên minh Châu Âu và thế giới.
- Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từng đòi đến 60.000 bảng cho việc diễn thuyết nhưng các bác sĩ đã khuyên bà dừng lại.
- Pervez Musharraf - Tổng thống Pakistan: khi đến Mỹ quảng bá cho cuốn hồi kỳ In the Line of Fire (tạm dịch: Trong làn đạn), có tin ông đã kiếm được số tiền không dưới 6 con số. Cuốn sách này dù bị chỉ trích không ít nhưng vẫn bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới.
- Rudolph Guiliani - cựu Thị trưởng New York, ứng cử viên Tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa: nhờ tận dụng hình ảnh ông Thị trưởng anh hùng sau thảm họa ngày 11/9/2001, ông đã trở nên nổi tiếng và kiếm được 100.000-200.000 USD cho mỗi lẫn diễn thuyết.
- Đệ nhất phu nhân Anh Cherie Blair từng bị chỉ trích vì đòi đến 30.000 bảng cho một bài giảng nhân chuyến thăm Mỹ năm 2005. |
Thủy Chung
Theo Guardian,The Independent
1 There is nothing wrong with America that cannot be cured by what is right with America
2 Character is a journey, not a destination