Một đầu tầu có hàng ngàn mã lực. Nó đủ mạnh để làm chuyển động cả đoàn tàu. Nhưng nếu nó đứng yên thì một sức cản nhỏ cũng đủ để ngăn nó khởi hành. Nếu bạn đẩy vào trước một trong những bánh xe một con chèn, đầu tàu không thể khởi động. Mọi cố gắng đều vô ích.
Không có quán tính thì một tiểu tiết đã đủ làm cho cả một doanh nghiệp đình đốn. Khi có quán tính mọi việc như tự nó vận hành. Mọi lực cản chẳng còn là vấn đề.
Tập quán cũ rất khó chấm dứt. Một hoạt động mới thường gặp khó khăn, đơn giản chỉ vì nó mới quá. Trong tình huống như vậy, bạn có thể dừng mọi vấn đề nhỏ nhặt khác và bắt đầu thực hiện ngay lập tức động tác tạo quán tính, càng sớm càng tốt. Bạn sẽ không bao giờ dọn dẹp được mọi vật cản và mọi hoàn cảnh không thuận lợi trên đường đi. Sẽ không bao giờ có thời gian nào mà mọi vấn đề đều ổn thoả. Những sự cố sẽ không còn là vật cản nghiêm trọng, vì bạn đã tạo được quán tính. Tạo quán tính là con đường duy nhất có ý nghĩa để vượt qua mọi sự cố và mọi tình huống khó khăn. Khi chúng ta đang trong một hành trình sung mãn thì mọi sự cố và tình huống mới lạ đều không thể làm ta quá lo lắng.
Trong thực tiễn tất cả thời gian bạn đầu tư vào doanh nghiệp hoặc nghề nghiệp đều hỗ trợ cho việc tạo quán tính của bạn. Tất cả mọi việc bạn làm sẽ hoặc là giảm thiểu hoặc tăng cường quán tính của bạn.
Do vậy, trong mỗi hoạt động mới khai trương, đặc biệt vào giai đoạn đầu, chúng ta cần nhanh chóng tạo ra quán tính. Nó giống như khi ta muốn đẩy một chiếc ô tô đang đứng yên. Những mét đầu tiên là những mét khó khăn nhất. Bạn cần dung hết sức. Nhưng khi chiếc xe đã lăn bánh, bạn chỉ cần một lực ít hơn nhiều.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều người không hề biết tạo lập quán tính, vì họ sa vào một trong bốn lối suy nghĩ sau đây:
“ Tôi sẽ thử xem sao”.
“ Trước tiên tôi thử dùng chỉ nửa sức mình”.
“ Tôi làm việc còn tuỳ vào kết quả”.
“ Trước tiên là tìm kiếm chiến lược đúng”.
Dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao cả 4 quan điểm trên đều hạn chế thành quả và quán tính.
KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM THỬ
Thử đẩy chiếc xe, điều đó là không thể. Hoặc bạn dồn toàn lực và đẩy nó đi hoặc bạn để yên vị trí. Muốn thử làm một việc gì đấy, thực chất cũng “ bất khả thi ”. Hoặc bạn làm việc nọ hoặc bạn không động đến nó.
“ Thử tìm cách đứng lên” là không tồn tại. Hoặc bạn đứng lên, hoặc bạn ngồi yên. Những người nói rằng họ thử việc này, việc nọ, thường không hành động. Họ chỉ làm như thể họ đang chờ một vật cản đến gần ngăn cản không cho họ thực hiện ý định.
Ai làm việc gì trông chờ kết quả ấy. Ai thử việc gì trông chờ việc khác xen vào. Ví dụ về chiếc xe nằm yên minh hoạ rõ ràng hơn: nếu bạn chỉ dung một ít sức để đẩy, thì nó chẳng bao giờ lăn bánh. Bạn cũng sẽ chẳng bao giờ biết rằng công việc này khá nhẹ nhàng khi chiếc xe lăn bánh. Một nửa sự cố gắng không đem lại một nửa thành quả: nó chẳng mang lại cái gì cả.
KIỂU LÀM ĂN TUỲ THUỘC KẾT QUẢ CẢN TRỞ QUÁN TÍNH
Thật là tốt nếu ban đầu của một hoạt động mới, bạn biết “tăng hết ga”. Lúc này bạn cũng chưa nên chờ đợi gì nhiều. Ở thời điểm này để gặt hái kết quả hãy còn chưa quan trọng. Những kết quả hãy còn bấp bênh. Kết quả còn có thể phụ thuộc vào may rủi. Quán tính không tạo nên sự may rủi. Quán tính luôn sản sinh thành quả. Bạn hãy tập trung vào quán tính nhiều hơn là vào kết quả đơn lẻ.
Một người chú trọng vào kết quả nhiều hơn là vào quán tính, thường luôn tồn tại dưới khả năng của mình. Lao động chạy theo kết quả đặc biệt xảy ra khi ai đó không hành động mà chỉ biết “há miệng chờ sung”, đến khi anh ta phát hiện ra một khả năng thuận lợi để đoạt lấy kết quả. Nói theo cách diễn đạt của những kẻ lười biếng là: “Tôi biết tăm tia kết quả”.
Một khi đã có quán tính thì phương tiện và cách thức làm ăn sẽ xuất hiện, những thứ mà đối với một người bình thường hãy còn là điều bí ẩn. Những kết quả đến thật bất ngờ và không lường trước được. Quán tính trở thành cỗ xe tự hành.
Kết quả sẽ tự động đến từ sự vận động. Đi vào vận hành là rất quan trọng. Ai thực sự khởi hành, người ấy sẽ đi xa dễ dàng hơn là dừng lại. Quán tính đưa bạn vào một cuộc hành trình.
BẠN ĐỪNG MONG CHỜ MỘT CHIẾN LƯỢC HOÀN HẢO
Bạn không cần một chiến lược hoàn hảo, để có thể khai trương một dự án. Tin tưởng tất nhiên là một lợi thế. Nhưng một chiến lược không nhất thiết phải có điều kiện. Nhiều hang nổi tiếng hôm nay, ban đầu cũng theo đuổi những chiến lược khác nhau, trước khi họ tìm được chiến lược thành công của mình. Khi bạn có một chiến lược đã qua kiểm định, thì bạn hãy hoạt động với chiến lược đó và đừng phí công tìm cách “chế tạo bánh xe mới”.
Nhưng nếu bạn chưa có một chiến lược, thì bạn nên tin tưởng rằng, bạn sẽ tìm được nó, khi bạn đã tạo lập được quán tính. Bạn hãy thể nghiệm một vài chiến thuật mà người khác đã thực hiện. Bạn hãy chọn ra những chiến thuật nào là phù hợp với mình nhất. Người thành đạt không ngồi yên chờ đợi một chiến lược hoàn hảo, vì họ biết rằng: chiến lược chỉ hình thành nhờ quán tính.
TẠO LẬP QUÁN TÍNH ĐÚNG CHỖ
Hãy cẩn thận. Quán tính là hiện tượng con dao hai lưỡi. Nó có thể làm việc phục vụ chúng ta nhưng nó cũng có thể chống lại chúng ta. Một số người tạo lập quán tính trong thói cãi vã, tính bất mãn, trong hưởng thụ, và trong cách tiêu tiền “vung tay quá chán” …Giả thử một người nào đó, với một “quy tắc chặt chẽ”, bắt đầu hàng ngày ăn một thanh sôcôla. Thì sau một vài tuần anh ta có quán tính của người ăn sôcôla. Anh ta chẳng phải lấy làm ngạc nhiên, nếu như tính ham sôcôla bây giờ khó long dừng lại.
Vì vậy, thi thoảng chúng ta cần nghiêm khắc kiểm tra liệu mình có đang nhiễm phải những thói xấu không. Và chúng ta nên tự hỏi, thói quen nào ta muốn có. Rồi chúng ta chỉ còn mỗi việc lập chương trình hành động.
QUÁN TÍNH BẮT ĐẦU CÙNG NGUYÊN TẮC
Để mang lại cho quán tính sự bền vững cần thiết, bạn phải kiến tạo một sức mạnh tinh thần quan trọng: nguyên tắc. Nếu bạn muốn thành công trong bất cứ một dự án mới nào, bạn phải nắm chắc hạ tầng cơ sở. Để nghiên cứu hạ tầng cơ sở bạn cần nguyên tắc. Bạn luyện tập càng nhều, bạn càng giỏi giang hơn. Bạn giỏi giang hơn thì kết quả càng hấp dẫn hơn. Kết quả càng tốt hơn, bạn càng được khích lệ. Càng được khích lệ, bạn làm việc càng nhiều và càng có nhiều quán tính. Nhưng bắt đầu với nguyên tắc: nghiên cứu hạ tầng cơ sở. Chúng ta cần nguyên tắc để bước vào một cuộc hành trình. Điều đáng mừng là “cuộc chiến” chống lại những thói quen xấu của chúng ta không kéo dài vô tận. Phần lớn các nguyên tắc chỉ cần thiết cho thời kỳ quá độ, đến lúc bạn xây dựng được những thói quen mới. Bất luận khó hay dễ với bạn, khi bạn làm việc từ 3 đến 6 tuần với nguyên tắc nào đó, bạn sẽ xây dựng được một nề nếp mới. Như vậy là bạn có quán tính. Nghĩa là những công việc mà lúc đầu bạn chỉ có thể tiếp nhận với nguyên tắc cứng nhắc thì bây giờ đã trở thành trò tiêu khiển.
BA GIAI ĐOẠN CỦA NGUYÊN TẮC
Làm thế nào mà một người lại có thể từ bỏ một thói quen có từ nhiều năm nay? Do quan điểm nói ở trên không hoàn toàn đúng. Vì trong thực tế ít nhiều ta luôn cần nguyên tắc. Chí ít thì cũng đôi lúc. Ngay cả khi ta đã có đủ quán tính. Có 3 giai đoạn của nguyên tắc.
Bạn hãy hình dung: Bạn rất ghét đi tản bộ, nhưng lại muốn hàng ngày bắt đầu tập đi bộ.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn xuất phát. Nó kéo dài khoảng 3 đến 6 tuần. Trong thời gian này bạn luôn phải “chiến đấu” với đôi chân.
Gai đoạn thứ hai: bạn hãy bắt đầu có quán tính. Hàng sáng nhảy ra khỏi giường là xỏ chân vào giày bata như là điều tất yếu. Nhưng cũng chưa hẳn suốt tuần, mà chỉ trong năm bảy ngày. Hai ngày khác bạn vẫn cần ít nhiều nguyên tắc.
Nhưng lâu nhất cũng không bằng giai đoạn một. Một khi đã quen đi rồi, bạn cảm thấy thích thú. Rõ ràng là khác hẳn những tuần đầu tiên.
Giai đoạn thứ ba: bắt đầu sau khoảng 1 năm. Bấy giờ thì hàng sáng bạn sục chân vào giày như máy. Thậm chí bạn còn trở dậy với niềm hưng phấn để đi bộ. Giai đoạn này kéo dài suốt đời. Rất hiếm khi ta phải dung tới nguyên tắc. Quán tính tự nó sẽ tồn tại dài lâu.
MỘT KHI ĐÃ VÀO CUỘC
Một khi bạn đã tạo lập được quán tính thực sự rồi, thì bạn chỉ cần duy trì nó. Lúc này bạn hiếm khi cần tới nguyên tắc. Quán tính đã hình thành mang lại cho bạn nhiều sức lực hơn khi bạn duy trì nó.
Một dự án lớn tiêu tốn nhiều triệu đồng cho một chiến dịch quảng cáo. Chiến dịch đã thành công và đầu ra tăng nhanh. Nhưng tập đoàn không ngừng việc quảng cáo. Các quan sát viên phỏng vấn người đứng đầu tập đoàn: tại sao ông không cho ngừng việc quảng cáo tốn kém. Cuối cùng ông đã vượt quá chỉ tiêu tổng sản lượng. Người đứng đầu tập đoàn trả lời: “Các bạn hãy hình dung, bạn đang ngồi trên một máy bay. Để nó cất cánh được cần một công suất năng lượng lớn. Sau một thời gian bạn cảm thấy yen ả, dễ chịu trong chuyến bay. Bạn có muốn lúc này tắt động cơ đi không?”
Quán tính như quả bóng tuyết. Phải tốn nhiều thời gianvà công sức để làm một quả bong tuyết, để đặt nó vào đường trượt, và để nó chạy đều xuống theo triền núi. Nhưng khi nó đã lăn thì bạn hãy coi chừng. Nó sẽ lăn tiếp, lớn them và nó sẽ đè bẹp tất cả những người nào muốn cản đường nó. Và nó lăn không mệt mỏi. Người thành đạt lao động hăng say để kiến tạo quán tính. Thật mất nhiều thời gian và công sức để khai trương một dự án tầm cỡ. Nhưng khi đã vào cuộc thì không có gì, không có ai có thể dừng nó lại - ngoại trừ bản thân bạn.
Thực hành
Hôm nay tôi sẽ tạo lập quán tính, bằng cách quyết tâm thực hiện các bước dưới đây:
1. Tôi quyết định có ý thức rằng làm việc bằng mọi cố gắng có thể được của mình cho đến khi tôi đạt được quán tính. Tôi hiểu rằng nó rất kinh tế và thông minh. Chiếc xe lăn bánh dễ dàng hơn nhiều, khi nó đa được đẩy đi.
2. Hôm nay tôi làm mọi việc có nguyên tắc. Bởi vì tôi ý thức được nguyên tắc là chìa khoá để kiến tạo quán tính.
3. Hôm nay tôi không chú ý nhiều đến kết quả, vì tôi biết rằng, kết quả tự động điều chỉnh, khi tôi đã đạt được đủ quán tính. Tôi cũng không chờ đợi ở những hoàn cảnh tốt hơn, vì tôi biết: chỉ có quán tính mới tạo dựng hoàn cảnh tốt hơn.
4. Tôi lập xong danh mục của các lĩnh vực mà tôi đã tạo được quán tính. Quán tính phục vụ tôi, nhưng cũng chống lại tôi. Tôi sẽ liệt kê những lĩnh vực nào ngoài công việc ra tôi muốn tạo lập quán tính, ví dụ: thể thao – thói quen ăn uống - đời sống gia đình - đọc sách báo – tiêu pha tiền nong.
Nguồn - Bí quyết để thành đạt