Bí quyết 4 - HÃY TẬP TRUNG VÀO NHỮNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ LÃI
Một học sinh trò chuyện cùng thầy giáo mình về công việc và hiệu quả công việc. Đặc biệt cậu quan tâm tới một câu hỏi: Cái gì là tiêu chí quyết định cho mức thu nhập?
Xem slide ảnh gốc
Một học sinh trò chuyện cùng thầy giáo mình về công việc và hiệu quả công việc. Đặc biệt cậu quan tâm tới một câu hỏi: Cái gì là tiêu chí quyết định cho mức thu nhập? Người thầy chỉ vào một cái cây và hỏi học trò: "Đấy là cái gì?".
"Một cây sậy" học trò đáp. Thầy giáo hỏi tiếp: "Nó có quả không?". Người học trò ngạc nhiên trước câu hỏi của ông: "Không, mặc dù bây giờ là mùa hè, nó vẫn không có quả". Người giáo viên thì thong thả nói rằng: "Vậy thì nó là một thứ cây vô dụng, nó không có quyền tồn tại trong vườn chúng ta. Hãy nhổ nó đi!"
* * * * * * * * * *
Cái gì xác định thu nhập của chúng ta? Nhiều người lầm tưởng ai là người cuối cùng trả lương cho chúng ta. Đó là người tiêu dùng hoặc nói khác đi: Thị trường. Chúng ta được thanh toán những giá trị mà chúng mang lại cho thị trường.
Nhưng lúc nào cũng có những người quả quyết rằng: đồng lương không xứng đáng với năng lực của mình. Và họ luôn tìm cách chứng minh điều đó. Thực tế trả lời: thị trường luôn thanh toán đúng cho những giá trị bạn có. Và bạn có giá trị như thế nào, hoàn toàn do bạn xác định lấy.
THÀNH QUẢ PHÁT SINH TỪ NHỮNG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ.
Nếu chúng ta bàn tới giá trị kinh tế, tức là nói tới những kết quả của bất kỳ loại hình hoạt động nào. Cuối cùng chỉ có những thành quả là được thanh toán chứ không phải là những ý tưởng tốt, những thể nghiệm hay. Cả những lời cáo lỗi và sự bào chữa đều không được chiếu cố. Nhà doanh nghiệp lớn Clement Stone từng nói: “Thói quen nghề nghiệp của tôi là luôn đánh giá con người qua những thành quả của anh ta đạt được. Thành quả diễn đạt một thứ ngôn ngữ trong sáng hơn là những mỹ từ”.
Bạn muốn kiếm được nhiều tiền ư? Thế thì bạn phải nâng cao giá trị của bạn trên thị trường, bằng cách bạn phải gặt hái được nhiều thành quả. Con đường tối ưu đi tới mục tiêu là tập trung mọi tiềm lực vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Pareto đã phát hịên ra rằng chúng ts đã bỏ phí hay chí ít cũng chưa sử dụng tối ưu 80% số thời gian chúng ta đầu tư vào công việc. Cái gì là cái màu nhiệm của 20% còn lại trong công việc của bạn. Nhiều thương gia phải ngả mũ chào thua các chú hề, vì họ không biết cách kết thúc vấn đề cho đúng lúc. Nhiều nhân viên phải cần mẫn làm việc hàng giờ với đống sổ sách. Nhiều “sếp” khi làm việc với các cộng sự luôn “cò kè bớt một thêm hai” về các khoản chi phí cho hoạt động nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.
Người thành đạt biết khai thác phần lớn 80% thời gian cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Như vậy họ có thể nâng cao đáng kể sức sản xuất của mình.
Trong mỗi công việc có một vài công đoạn quyết định, một vài hoạt động then chốt quy định mức lợi nhuận mà ta phải tập trung vào đấy.
Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không phải là những điều gì quá khó khăn. Chắc chắn các bạn có nhận xét: người thành đạt không làm tốt các công việc cực khó, mà là cực tốt những công việc giản đơn. Vấn đề là ở chỗ: họ biết làm việc.
Bạn hãy luôn tự đặt cho mình câu hỏi: liệu ta có thể làm được cái gì để cản trở nhiều người đầu tư nhiều hơn 80% thời gian còn lại của họ vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả: nỗi lo sợ thất bại. Mỗi một thất bại thường có 2 nguyên nhân. Một là chúng ta có thể phạm sai lầm và gánh chịu trách nhiệm. Hai là mục tiêu không khả thi và chẳng ai chịu trách nhiệm. Chúng ta hãy tìm hiểu cả hai nguyên nhân. Cả hai đã làm nhiều người nản lòng. Thường là vì cuối cùng họ vẫn nhận lấy thất bại.
THẤT BẠI TỒN TẠI NHƯ THỂ LÀ MÙA ĐÔNG
Chúng ta hãy bắt đầu với sự thất bại, trong đấy chúng ta không phải gánh chịu trách nhiệm. Ở đây thất bại được coi như là một bộ phận cấu thành cuộc sống.
Câu chuyện dưới đây sẽ giải thích vì sao những thất bại như vậy không thể làm chúng ta nản lòng. Những người tí hon sống lâu dưới lòng đất vì ở đấy thật ấm áp, dễ chịu. Nhưng trong bọn họ vẫn có tin đồn đại rằng ở trên mặt đất thế giới thật tươi đẹp, nhưng cũng rât nguy hiểm. Họ muốn tìm hiểu thế giới mặt đất và cử một sứ giả lên trên đó.
Khi vị sứ giả tới nơi và thò cái đầu bé xíu lên, cậu lẩy bẩy, kinh hoàng. Đấy là một sáng mùa đông và một cơn bão tuyết đã quất mạnh tuyết vào mặt chú. Cậu đã không hình dung ra mặt đất lại như vậy. Cậu vội vàng lại chui xuống lòng đất và tường thuật lại cho bàn dân thiên hạ về cái thế giới chết người ở trên đó. Nhưng lời đồn đại về thế giới mặt đất tươi đẹp cứ lan truyền, những người tí hon quyết định một lần nữa lại cử một sứ giả lên trên đó, đấy là vào tháng bảy. Một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn đã đón tiếp sứ giả. Nắng rực rỡ, chan hoà, ấm áp, chim hót líu lo và bướm tung tăng. Cậu bé hít thở hương thơm cỏ cây và để những tia nắng chiếu lên chiếc bụng bé xíu của cậu.
Khi quay về tới nơi, cậu bé tí hon kể lại mọi điều, dào dạt, say sưa. Những người tí hon chẳng biết thực hư như thế nào nữa. Ở trên ấy chỉ có băng và tuyết giá lạnh hay là nắng vàng rực rỡ và hoa thơm cỏ lạ? Vào một ngày mùa thu, và sáu tháng sau vào một ngày mùa xuân họ lại cử sứ giả đi lên. Rồi lại nghe những tường thuật trái ngược nhau. Thấy không có gì đảm bảo, những người tí hon bèn quyết định không dám mạo hiểm và đành trở lại trong lòng đất.
Câu chuyện của người tí hon tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Nó tồn tại cùng mọi hoạt động. Có những ngày hè mọi việc đều tốt đẹp, nhưng cũng có những ngày đông giá rét, vạn vật đều như ngừng lại. Và có những thời kỳ mặc dù bạn làm nhiều nhưng thu hoạch lại ít ỏi. Một số người khờ dại tìm kiếm những hoạt động có mùa hè vĩnh hằng. Nhưng như trong thiên nhiên đông qua, hè đến thì thời vụ làm ăn cũng có lúc thuận lợi, lúc gặp khó khăn. Điều đó đúng khắp mọi nơi và mọi công việc.
Bạn đừng tin rằng có một ngoại lệ nào đó của quy luật tự nhiên này. Người thành đạt thừa nhận đông hè thay đổi lẫn nhau. Vì vậy họ tìm cách đối phó với những thời điểm khó khăn. Họ không để mùa đông làm nản lòng. Vâng, họ biết rằng: không có mùa đông nào kéo dài vô tận. Họ không xem mùa đông như là một thất bại của bản thân, mà họ công nhận mùa đông chỉ là một bộ phận cấu thành bốn mùa.
SINALOA MANG LAI SỰ AN TOÀN
Đối với thắng lợi điều quan trọng là phải hiểu sinaloa. Đây là từ viết tắt của câu: “Safety in numbers and law of avarage”. Câu ấy có nghĩa là “Sự an toàn nằm trong những con số và quy luật bình quân”. Nếu bạn cầm lấy con xúc xắc và đổ thử một lần, lúc ấy rõ ràng là sự may mắn: con số nào sẽ hiện ra. Ngay cả lúc bạn đổ 10 lần, vẫn còn là vấn đề may mắn: con số nào sẽ hiện ra. Ngược lại, nếu bạn đổ 150 lần, thì quy luật bình đã có tác động điều chỉnh. Bạn càng đổ nhiều lần thì xác suất càng cao: hầu như số lần xuất hiện của tất cả các số bằng nhau.
Vì thành công trong công việc của bạn không thể hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn hay rủi ro, nên chỉ có một “người bảo lãnh”: bất cứ lúc nào nếu bạn tiến hành một hoạt động với nhiều lần, trên cơ sở số nhiều luật bình quân sẽ điều chỉnh. Và như vậy hoạt động của bạn có khả năng tính toán được. Bao giờ cũng vậy, những gì trong công việc của bạn là những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận: bạn phải thực hiện nó thường xuyên liên tục. Có như vậy bạn mới đảm bảo giành được thắng lợi. Tất cả mọi việc khác mang tính chụp giựt đều là trò đỏ đen, tài tử.
CHÚNG TA LUÔN MẮC KHUYẾT ĐIỂM
Một nguyên nhân khác làm cho nhiều người rụt rè, không dám tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh là nỗi lo sợ trước những sai lầm. Vì vậy, thật là quan trọng khi nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm dưới góc độ: “Thất bại là mẹ thành công”. Khuyết điểm không là cái gì phải đau khổ, chừng nào nó liên quan đến khuyết điểm phạm lần đầu. Từ những khuyết điểm lần đầu ta cần rút ra bài học và cố gắng không vấp trở lại. Câu “Chỉ có người không làm gì cả mới không mắc khuyết điểm” chỉ đúng trong trường hợp khuyết điểm “mới”. Khuyết điểm chỉ phát sinh khi người ta hành động. Vì vậy, khuyết điểm là dấu hiệu chỉ người chăm chỉ. Nếu nhìn nhận như vậy thì khuyết điểm là những điều tốt, không gì phải sợ hãi.
Watson Senior, người sáng lập IBM một lần được hỏi “Một người phải làm gì để tiến thân trong tập đoàn của ông?”. Watson trả lời: “Anh ta phải tăng gấp đôi số khuyết điểm của mình”. Watson biết rằng chỉ có người vứt bỏ sự sợ hãi trước khuyết điểm và thói lẩn tránh trách nhiệm mới tiến hành được nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Khuyết điểm chỉ xuất hiện đặc biệt những nơi mà ai đó đạt được những thành tích cao. Không có ai giành được những thành quả lớn lao mà lại sợ khuyết điểm hoặc những lời đàm tiếu. Thắng lợi mang lại sự tôn vinh và tiền bạc còn khuyết điểm thì không. Nó mang lại trước hết là “không có thù lao”. Nhưng nó lại quan trọng cho sự phát triển của chúng ta, vì nó mang lại kinh nghiệm. Kinh nghiệm dẫn dắt chúng ta đến những quyết định sáng suốt hơn, những quyết định tác động tới những thành quả mới. Vì vậy, khuyết điểm đối với sự phát triển của chúng ta chí ít nó cũng quan trọng như thành công. Người không còn mắc khuyết điểm là người đánh mất cơ hội cho học tập và trưởng thành.
Thực hành:
Hôm nay tôi sẽ nâng cao tỷ lệ phần trăm của những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bằng cách quyết tâm thực hiện các bước dưới đây.
1.Tôi suy nghĩ về việc sử dụng thời gian ngày hôm qua như thế nào. Tôi ý thức được rằng sẽ không có gì thay đổi nhiều nếu tôi không có kế hoạch nhằm vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tôi tự hỏi: Mình có thể làm được điều gì cụ thể hôm nay để tăng cường các lĩnh vực có tính quyết định tới thu nhập của tôi?
2.Tôi phải tìm ra bao nhiêu hoạt động sản xuất kinh doanh mũi nhọn trong doanh nghiệp của mình mà mình phải tiến hành trong phạm vi một tuần hoặc một tháng. Chừng nào nắm được số lượng các hoạt động, tôi sẽ quyết định làm việc ba tháng với SINALOA.
3.Nếu tôi đang sống giữa mùa hè, tôi phải biết rằng một mùa đông sẽ đến. Tôi biết rằng lúc này là lúc vào vụ gặt hái. Vì vậy tôi phải cố gắng gấp đôi. Tôi quyết không để cho một mùa đông nào cản trở tôi đến mục tiêu của mình.
4.Để có thể vượt qua một mùa đông tôi phải chuẩn bị tốt cho mình. Tôi quyết định mỗi ngày đọc một chương của cuốn sách này. Ngoài ra tôi cũng quyết định tham dự các cuộc hội thảo để trưởng thành có nhân cách.
Nguồn - Bí quyết để thành đạt.