
Một nhà thông thái đã làm cho học sinh của ông phải ngạc nhiên khi ông có thể điều khiển được sự tiết chế lao động. Học sinh hỏi ông làm thế nào mà ông lại có thể chế ngự để chẳng bao giờ bị stress (Sự căng thẳng, sự ức chế, một bệnh lý, nếu bản thân không thể tự kiểm soát được - BT), mà lúc nào cũng thư thái, tính tâm. Lời đáp của nhà thông thái: "Khi tôi đứng là đứng, khi tôi đi là đi, khi tôi chạy là chạy". Học sinh của ông đáp lại: "Đó không thể là điều bí mật. Vì chúng con cũng làm như vậy. Nhưng mà tại sao chúng con lại rất dễ bị stress, mặc dù chúng con có khá ít công việc?". Nhà thông thái đáp rằng: "Có lẽ nguyên nhân là ở chỗ các con: chưa đứng đã đi, chưa đi đã chạy, chưa chạy đã muốn tới đích".
* * * * * * * * * * * *
Stress hình như đã trở thành nỗi hành hạ của công chúng. Hầu hết mọi người ngày nay đều phải chịu đựng ít nhất thì cũng từng lúc. Và người ta thống nhất rằng: Stress có hại cho sức khoẻ. Vì vậy nhiều người tìm cách né tránh Stress. Nhưng khó mà có ai biết chính xác, thực chất Stress là cái gì. Và do vậy làm nẩy sinh những khái niệm nhầm lẫn và cả chuyện hoang đường. Chúng ta hãy xem xét ba chuyện " hoang đường" thường nghe nhất về stress:
1.Stress gây ốm đau
2.Lao động quá nhiều sinh ra stress
3.Người ta nên tránh stress
Cả ba thông điệp này đều không đúng
STRESS LÀ SỨC KHOẺ
NẾU CHÚNG TA KIỂM SOÁT ĐƯỢC Ý NGHĨ CỦA CHÚNG TA THÌ STRESS KHÔNG THỂ ĐEO BÁM CHÚNG TA
Thông điệp thứ hai cũng sai. Lao động nhiều không phải là nguyên nhân của stress. Stress phát sinh không từ hoàn cảnh bên ngoài mà từ những gì chúng ta làm trong hoàn cảnh ấy. Đối với những stress ở chúng ta thì công việc tự nó không phải là nguyên nhân mà là do cách thức làm việc của chúng ta.
Người ta kể rằng Gandhi khi đã trên bảy mươi tuổi vẫn làm việc hàng ngày 16 giờ, không hề bị stress. Làm sao có thể như vậy? Điều bí mật là ở chỗ tập trung vào một công việc duy nhất. Các thiên tài thực sự có thể hoàn toàn tập trung nghiên cứu một công việc, xong rồi gạt bỏ toàn bộ ra khỏi trí óc của mình để tiếp tục hiến thân cho một công việc mới.
Trong khi hành hương hai thầy tu nọ gặp một thiếu phụ xinh đẹp, nàng không thể đi qua con suối chảy xiết. Không chần chừ một trong hai thầy tu đã cõng nàng và đưa nàng sang bờ bên kia. Rồi họ tiếp tục đi tiếp. Mãi về sau thầy kia mới trách móc bạn mình:"Chúng ta đã có lời nguyền không động chạm đến phụ nữ. Làm sao mà đệ lại có thể cõng nàng trên lưng ngang nhiên như vậy".Thầy nọ bèn đáp:"Đệ đã đặt nàng xuống bờ suối trước đây một giờ. Còn huynh, rõ ràng vẫn còn tơ tưởng tới nàng trong đầu".
Hầu hết mọi người không thể kiểm soát ý nghĩ của mình. Trong khi họ đang tìm cách hoàn thành một nhiệm vụ thì họ nghĩ tới hôm qua họ quên chuyện gì và việc gì ngày mai, ngày kia phải làm. Suy nghĩ của họ cũng giống như đám cháy không kiểm soát được. Để lợi dụng Stress như một năng lượng có ích, chúng ta phải kiểm soát được ý tưởng của chúng ta. Có được sự kiểm soát khi chúng ta hoàn toàn tập trung, quy tụ và chú tâm vào công việc. Chúng ta cần biết cách tập trung tất cả trí và lực vào một khoảnh khắc.
HÃY ĐỂ Ý TỚI ĐÔI VAI VÀ HÀM RĂNG CỦA BẠN
Về thông điệp thứ ba cho rằng người ta cần tránh Stress tối đa. Cũng sai! Chúng ta không thể né tránh stress. Người nào tìm cách làm điều đó, tất có nhận định:"Mình nhanh chóng cảm thấy bất lực".
Ai đó muốn tránh né stress, thì họ nhận được chính điều ngược lại. Anh ta luôn cảm thấy bị "nhiễm" Stress. Không có cuộc sống phi stress. Vì vậy chúng ta rất nên học tập để vận dụng stress và chấp nhận nó. Người nào hay săn sóc bản thân sẽ cảm nhận được lúc Stress "tiêu cực".
Có hai dấu hiệu rõ rệt của cơ thể lúc bị Stress: đôi vai cứ nhô lên cao dần. Bạn hãy quan sát một người bị stress. Bạn sẽ có nhận xét: Đôi vai anh ta nhô lên hơn 5cm so với lúc thư giãn.
Biểu hiện thứ hai là nghiến răng. Ai hay lái xe đường dài nên chú ý điếu đó. Trong trạng thái thư giãn hàm dưới "thả lỏng" thoải mái, nhưng ai quá căng thẳng thường nghiến răng khoẻ. Anh ta nên nhanh chóng giải lao. Chỉ cần 5 phút thôi. Bạn hãy đứng lên im lặng, tập trung vào thở sâu và khi thở ra hạ thấp vai xuống. Bạn sẽ cảm thấy bài tập này làm thư giãn sự căng thẳng và hàm răng thả lỏng trở lại.
24 QUY TẮC ĐỂ CHUNG SỐNG VỚI STRESS
Stress được kiểm soát là một động lực lành mạnh và tích cực. Các quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn dù bận rộn công việc vẫn tĩnh tâm và thư giãn.
1.Quy tắc quan trọng nhất: Bạn hãy tập trung hoàn toàn vào công việc đang tiến hành. Nếu bạn ăn hãy ăn đi (và không đọc). Bạn đừng bao giờ làm hai hoặc ba việc cùng một lúc. Bí mật của niềm vui là sống hết mình ở nơi bạn đang có mặt.
2.Hãy phanh lại: bạn hãy xác định lấy nhịp độ lao động mà bạn cảm thấy dễ chịu.
3.Bạn hãy dành thời gian cho những việc cơ bản trong đời bạn. Hãy lên kế hoạch hàng tuần, hàng ngày.
4.Bạn đừng đưa quá nhiều dự định vào sổ công tác. Người làm nhiều việc thì chỉ còn cách chống đỡ như thể bị cưỡng chế.
5.Bạn hãy học cách chạy trốn. Vì có khi người thân yêu nhất cũng có thể là người gây Stress cho mình. Một tấm biển " Đề nghị không quấy rầy" ở cửa không chỉ cần dùng trong khách sạn.
6.Bạn hãy cân đối thời gian để lúc nào cũng có thể đúng giờ. Sự vội vàng cũng gây ra stress.
7.Bạn hãy gạt bỏ những cao vọng và mọi sự cầu toàn quá cao ở bản thân mình.
8.Khi công việc có kết quả bạn hãy vui mừng. Giải lao và liên hoan đi. Bạn hãy biết tỏ lòng biết ơn và biết hạnh phúc. bạn hãy thụ hưởng những cảm giác ấy.
9.Bạn đừng mong chờ vào những kết quả lâu dài. Hãy biết chấp nhận rằng có hè có đông, có núi non và bình yên êm ả.
10.Bạn đừng tự đề cao mình, thì bạn không thể thất vọng và không dễ bị xúc phạm. Khi thành đạt và thất bại, lời ca ngợi và tiếng khiển trách không làm bạn bật lò xo, thì bạn sẽ có được sự bình yên nội tâm.
11.Sự lo lắng không cần thiết về tương lai làm phương hại tới sự tập trung của bạn và mang đến Stress. Bạn hãy tập trung tất cả tâm lực cho hiện tại.
12.Hãy trật tự, ngăn nắp. Ai chỉ có chiếc khăn bàn trên bàn làm việc sẽ có cơ hội lớn hơn để tập trung vào công việc. Hãy dọn sạch bàn trước khi bạn bắt đầu một công việc mới.
13.Bạn hãy học cách thưởng ngoạn mọi việc mình làm. Rồi niềm vui khắc đến, khi chúng ta thư thái, cố gắng làm một việc tốt đẹp gì đấy. Bạn hãy có tâm trong mọi việc làm. Ngay cả những việc tỉ mẩn, khéo tay cũng mang lại sự vui vẻ.
14.Bạn hãy ấn định giờ giải lao và phải duy trì nó. Khi bạn nghĩ rằng: không có thời gian để giải lao nữa, thì chính là lúc cần giải lao.
15.Bạn hãy hành động và điều chỉnh hành động. Nhưng bạn cũng cần làm cả những việc gây Stress, miễn là mình luôn kiểm soát được nó.
16.Nếu bạn nghĩ rằng: bạn có quá nhiều việc để làm, bạn hãy liệt kê các công việc đó ra. Nhiều khi thực ra cũng chẳng nhiều như ta hình dung. Rồi bạn tiến hành mọi việc theo thứ tự ưu tiên.
17.Hãy đề cử. Bạn hãy tự hỏi xem ai là người có thể chia sẻ công việc với ta. Bạn hãy tập dượt, giao bớt quyền hạn và nhiệm vụ. Bạn hãy cho người khác một vận may: phạm khuyết điểm. Bạn không phải làm tất cả mọi việc.
18.Một phần của ngày để cho những việc theo "thói quen". Chính nó giúp bạn duy trì sự cân bằng cho cơ thể.
19.Thỉng thoảng bạn thử đóng vai khôi hài, vui tính và hãy cười lên. Ai có thể cười, người đó làm vua.
20.Nếu bạn là người hiếu thắng, thỉnh thoảng bạn hãy làm một việc gì đấy hoàn toàn không có dụng ý. Không phải tất cả mọi việc bạn làm đều có ý nghĩa.Bạn hãy cho phép mình tuỳ tiện, dễ tính đôi khi.
21.Bạn hãy tránh những trường hợp phải ứng trực.Đôi người cho rằng có hiệu quả lớn, nếu thỉnh thoảng tắt máy điện thoại di động. Có lẽ sẽ tốt hơn thay vì thỉng thoảng tắt máy bằng thỉng thoảng mở máy di động.
22.Bạn hãy chủ động hơn. Cho phép mình dành thời gian để thư giãn, giao lưu, bông đùa ...Bạn hãy đầu tư cho sức khoẻ và phong độ của mình.
23.Bạn hãy đều đặn dành cho mình một "ngày buông thả". Lần cuối cùng bạn nằm dài suốt ngày trên giường là vào hôm nào?
24.Bạn đừng tìm cách thực hiện tất cả các quy tắc cùng một lúc. Làm như vậy là bị Stress.
Im lặng và bình tĩnh là những trạng thái bình thường của chúng ta. Thậm chí trí óc có xu hướng thiên về tình trạng đó. Hãy gắng làm chủ tâm tư, thay vì để cho trí óc chế ngự mình. Có nhiều cách làm điều đó. Nhưng có lẽ không có gì hiệu quả hơn là những bài tập "thiền" đã quen biết từ lâu, sự tĩnh tâm có ý thức, hoặc sự hoà nhập vào vũ trụ. Nhiều người hôm nay nghe theo lời khuyên đã sử dụng các bài tập thiền để có được sự tĩnh tâm và sự yên hoà. Bất luận tín ngưỡng hoặc thế giới quan nào con người tiếp cận, thì mỗi người đều có thể biến "thiền" thành một bộ phận của đời sống. Và chắc hẳn còn lâu mới có một cài gì khác có thể thay thế nó: "phép thiền".
Thực hành
Hôm nay tôi sẽ cải thiện khả năng của tôi để chung sống với stress, bằng cách tôi quyết tâm thực hiện các bước dưới đây:
1.Khi điện thoại reo, tôi xem như đây là tín hiệu để chú ý tới đôi vai và hàm răng dưới của tôi. Nếu biết cách thư giãn lập tức tôi thở ra chầm chậm và đồng thời hạ vai xuống. Tôi lặp lại nhiều lần như vậy.
2.Hôm nay tôi sẽ chú ý tập trung vào ăn trong bữa ăn. Tôi sẽ thắp một ngọn nến và đặt hoa lên bàn. Tôi mở nhạc êm dịu và dành thời gian cho mình thực thụ hưởng một bữa ăn.
3.Hôm nay tôi sẽ tập trung nhiều vào người đối thoại của tôi. Tôi sẽ chú ý họ nói chuyện gì, họ giải trình như thế nào. Và tôi sẽ tìm hiểu để đọc được ý nghĩ của họ qua nét mặt. Tôi muốn hoàn toàn thông cảm với người đối thoại.
4.Tôi chọn ra 24 quy tắc, những quy tắc đặc biệt có thể giúp tôi thư giãn và bình tĩnh trở lại và treo nó lên nơi dễ nhìn thấy. Nếu hôm nay tôi cảm thấy Stress tiêu cực, tôi sẽ nhìn ngay lên danh mục của tôi.
5.Hôm nay tôi sẽ ngồi yên lặng, thoải mái 15 phút để chẳng làm gì cả.
Nguồn - Bí quyết để thành đạt.